Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945, CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH




PGS.TS Ngô Đăng Tri
ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN

1- TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là đập tan bộ mày chính quyền cũ, đánh đổ giai cấp thống trị cũ, lập nên nhà nước mới, do giai cấp mới cầm quyền. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo, có mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản là đập tan nhà nước quân chủ phong kiến, lập nên nhà nước dân chủ tư sản, do giai cấp tư sản cầm quyền. Đó là cuộc cách mạng tư sản thông thường.
Cách mạng tư sản dân quyền (hay cách mạng tư sản kiểu mới) là cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu cơ bản là đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ, nhà nước dân chủ nhưng do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

              GS, TS Trần Phúc Thăng
 Có thể nói, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một nội dung cơ bản nhất của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Đây là vấn đề được xác định ngay từ thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới.
Từ năm 1975, sau khi thống nhất đất nước và bước vào giai đoạn phát triển mới.  Song từ 1975 đến 1985 là thời kỳ chế độ tập trung quan liêu bao cấp kéo dài mà kết cục là sự khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra một cách gay gắt. Đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng nhanh. Số người thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng nhiều, tình trạng xã hội ngày càng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu đã tạo ra sự bất bình ổn trên nhiều lĩnh vực.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA RÚT NGẮN: THỰC TIỄN CÁC NƯỚC VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM


PGS, TS. Mai Thị Thanh Xuân
                    Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Về lý luận, những nước công nghiệp hóa (CNH) muộn đều cần phải và có thể thực hiện mô hình CNH rút ngắn. Chính C. Mác cũng đã từng nói, rằng: một xã hội dù đã tìm ra được quy luật tự nhiên của sự phát triển thì cũng không thể đơn giản vượt bỏ hay dùng pháp lệnh để thủ tiêu các giai đoạn phát triển của tự nhiên; nhưng việc nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật có thể cho phép rút ngắn thời gian và giảm bớt đau khổ trong quá trình phát triển ấy. Thực tế cũng đã cho thấy, việc thực hiện CNH rút ngắn, không kể rút ngắn cổ điển hay rút ngắn hiện đại, đều cho phép các nước đi sau tránh được nhiều khó khăn và gian khổ mà các nước đi trước phải trải qua. Vấn đề là Việt Nam, trong điều kiện cụ thể của mình, có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa như thế nào và đến mức độ nào. Điều đó trước hết phụ thuộc vào việc lựa chọn mô hình công nghiệp hóa, và sau nữa là phụ thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài nhất định của chúng ta.
Bài viết này đề cập một số điều kiện cơ bản nhất, có tính chất tạo tiền đề để rút ngắn quá trình CNH, được rút ra từ kinh nghiệm các nước đi trước.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

GS. TS. Hoàng Chí Bảo             

Đảng cầm quyền trước hết là Đảng có quyền lực trên thực tế. Quyền lực đó thể hiện trực tiếp ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, với các tổ chức, đoàn thể trong  hệ thống chính trị và đối với toàn xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể chế hóa thành luật và được ghi vào Hiến pháp, bộ luật cơ bản, cao nhất của nhà nước, được nhà nước và xã hội thừa nhận.

ĐẠI HỘI VI MỞ ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐỒI MỚI CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG


PGS,TS. Nguyễn Viết Thảo
                                           Học viện CTQGHCM
Chiến lược đối ngoại của một chủ thể quan hệ quốc tế bao gồm hệ thống các quan điểm xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu và phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại và các mối quan hệ quốc tế của chủ thể đó. Trong số các chủ thể quan hệ quốc tế hiện nay, các quốc gia dân tộc là chủ thể quan trọng hàng đầu, bởi vậy, chiến lược đối ngoại của họ chính là nhân tố cơ bản tạo nên diện mạo đời sống quốc tế trong mỗi thời kỳ cụ thể. Ở nước ta, chiến lược đối ngoại của Đảng duy nhất cầm quyền cũng là chiến lược đối ngoại của Nhà nước và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, ĐẢM BẢO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


PGS,TS. ĐOÀN THỊ MINH OANH
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Yêu cầu khách quan về kiểm soát quyền lực nhà nước
Trên nền tảng kinh tế-xã hội tạo lập sau hơn 25 năm đổi mới, bước đầu Việt Nam đã xác lập được những phương thức, phương tiện cơ bản, chính yếu để phát triển đất nước theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và những giá trị phổ quát của thời đại ngày nay, đó là: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện công bằng xã hội trong từng bước phát triển... Tuy nhiên, cũng trong quá trình đổi mới đất nước, đã bộc lộ những bất cập, hạn chế trên nhiều lĩnh vực – điều đó đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện những “bộ công cụ”, những phương tiện xây dựng, phát triển xã hội; trong đó, việc xác lập được những nguyên tắc cơ bản - “bộ khung thép” trong quản trị xã hội là yếu tố cơ bản, tiền đề.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


TS. Nguyễn Thị Thìn
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Để xác định được ứng xử tối ưu trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay, bất cứ việc đưa ra một quyết sách nào của Việt Nam cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế  cũng đều phải căn cứ vào vị trí của mình trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) toàn cầu, xác định rõ mô hình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và chất lượng tăng trưởng để thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa mô hình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh kinh tế, tham gia vào nền kinh tế thế giới với tư cách tích cực, chủ động, với một tầng thứ ngày một cao hơn.