TS. Nguyễn Thị Thìn
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Để xác định được ứng xử
tối ưu trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay, bất cứ việc đưa ra một
quyết sách nào của Việt Nam cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đều phải căn cứ vào vị trí của mình
trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) toàn cầu, xác định rõ mô hình
tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và chất lượng tăng trưởng để thấy được tầm
quan trọng của mối quan hệ giữa mô hình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh kinh
tế, tham gia vào nền kinh tế thế giới với tư cách tích cực, chủ động, với một
tầng thứ ngày một cao hơn.
1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Khi bàn về vấn đề tăng trưởng với tư
cách là chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế, các chuyên gia
cho rằng: nếu chỉ tính đến mức tăng GDP thuần túy năm sau so với năm trước thì
chưa đủ mà còn phải là một chất lượng tăng trưởng mong đợi, gắn liền với hiệu
quả của đầu tư vốn, tăng trưởng TFP và tăng năng suất nhờ vào khoa học công
nghệ.
Theo
nguyên lý, hiệu quả của sử dụng vốn được thể hiện qua chỉ số ICOR, và chỉ số
này có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức tăng trưởng. Nếu như ICOR tăng cao thì tăng
trưởng kinh tế giảm. Hệ số ICOR càng cao phản ánh hiệu quả đầu tư càng thấp.
Còn chỉ số TFP có quan hệ thuận chiều. Nếu TFP tăng thì tăng trưởng cũng tăng.
Tại Việt Nam, hiệu quả
đầu tư vốn thấp và ngày càng giảm, thể hiện ở chỉ số ICOR ngày càng tăng và cao
hơn so với các nước cùng khu vực khi ở vào giai đoạn đầu của quá trình CNH. Ví dụ, giai đoạn 2000 - 20008, ICOR
của Việt Nam là 4,8 thì con số này của Đài Loan thời kỳ mới chuyển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn là 2,7. Con số tương tự tại Hàn Quốc là 3,0;của Thái Lan
là 4,1; của Trung Quốc là 4,0. Chênh lệch giữa sự
biến thiên của mức tăng trưởng GDP và mức tăng ICOR của Việt Nam là -0,86
trong thời kỳ 2000 – 2010. Đây là một thông tin không khả quan cho quá trình
nâng cao NLCT vì mức tăng và trạng thái tăng GDP là chỉ tiêu tổng hợp và quan
trọng nhất của NLCT kinh tế.
Đóng góp của TFP tại
Việt Nam vào tăng trưởng thì diễn tiến ngược lại với tăng trưởng và ngày càng
giảm. Nếu đem so sánh đóng góp của TFP vào mức tăng GDP tại Việt Nam hai giai
đoạn 1990 – 2000 và 2000 – 2008 cho thấy mức đóng góp của TFP đã giảm từ mức
3,2/7,3 tương đương với 44% xuống 1,9
/7,3 tương đương 26%. Nếu đem so sánh với các nước khác trong khu vực thì thấy
rõ mức đóng góp của TFP vào GDP của Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Ví dụ, mức
đóng góp của chỉ số này tại Trung Quốc thời kỳ 1990 - 2000 là 5,5/9,9 tương đương với 56%, thời kỳ 2000 - 2008 là
5/9,7 tương đương với 52% .
Từ phân tích trên đây chúng ta
có thể thấy chất lượng tăng trưởng của Việt Nam đang có nhiều vấn đề đáng lo
ngại: mức tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 giảm đi so với giai đoạn 2000 -
2005, thể hiện ở hiệu quả đầu tư vốn thấp (ICOR tăng), mức đóng góp của TFP
giai đoạn sau giảm so với giai đọan trước.
Tại Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2001 - 2010 và định hướng tới năm 2020” vừa diễn ra 24/2/2011 tại Hà Nội,
chất lượng tăng trưởng kinh tế bị đánh giá là thấp và chưa đạt được độ bền
vững. Thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế
thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Chất lượng tăng trưởng
thấp còn thể hiện qua chỉ số ICOR cao, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền
vững. Mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010 đã ảnh hưởng
không tốt đến NLCT của nền kinh tế. Về cơ bản, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dựa
vào các yếu tố sản xuất truyền thống (vốn, lao động, tài nguyên). Trong khi đó,
xu thế chung của phát triển kinh tế hiện nay là tăng trưởng phải dựa vào các
yếu tố giúp tăng cường hiệu quả và sáng tạo như sự thay đổi cơ cấu kinh tế và
công nghệ. Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Về khách quan, do tác động tiêu cực của
tình hình kinh tế thế giới; về chủ quan là do những hạn chế, yếu kém vốn có của
nền kinh tế, mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế chậm được khắc phục, bị tích
tụ nặng nề hơn trong những năm phải đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế và
do một số hạn chế trong quản lý, điều hành của các cấp. Đây cũng chính là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trong nhiều năm qua, nước ta luôn phải
đối mặt với tình trạng lạm phát cao và kinh tế vĩ mô không vững chắc, gay gắt
hơn các nước trong khu vực”
2. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và
mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay
Trên thực tế,
mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay đang hàm chứa những bất ổn trước
những thách thức đang nổi lên gây cản trở cho việc thực hiện các mục tiêu trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược nâng cao NLCT nói
riêng. Những
bất ổn đó chính là các mất cân đối vĩ mô và các nút thắt về kinh tế vi mô:
Một
là, các mất cân đối vĩ mô hiện nay của Việt Nam đang thể hiện trên các khía
cạnh:
-Thâm hụt cán cân thương mại và tài
khoản vãng lai do nhập siêu, chủ yếu là nhập siêu nguyên vật liệu chứng tỏ phần
giá trị gia tăng thấp.
- Mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư
tăng lên, các quan ngại về khả năng trang trải các thâm hụt đối ngoại ngày càng
tăng với mức nợ công tăng lên, dự trữ ngoại hối giảm.
- Lạm phát tăng buộc phải phá giá đồng
tiền do áp lực tỷ giá thực tế cao hơn danh nghĩa và tình trạng đô la hóa nền
kinh tế.
Hai là,
các nút thắt kinh tế vi mô gồm có:
- Thiếu hụt lao động có kỹ năng, hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng logistics chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, an ninh
năng lượng đang bị đe dọa.
- Tỷ lệ giải ngân và tác động lan tỏa
tích cực của khu vực FDI thấp. Nguyên do căn bản là do chúng ta đã thiếu nghiên cứu chiến lợc
trong sử dụng FDI. Thể chế quản lý đầu t tồn tại nhiều thiếu sót, pháp quy
pháp luật hữu quan không kiện toàn. Hiệu suất quản lý thấp do phân tán và chức trách
không rõ ràng. Chính sách ưu đãi có sự lệch lạc về kết cấu. Các ưu đãi thuế
suất cũng bộc lộ khuyết điểm: Hỗn loạn, không đều giữa các địa phương, đi nưgợc
lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, đi ngược lại một số nguyên tắc của WTO,
tạo ra những kẽ hở cho hành vi trốn thuế. Chưa thực sự coi thị trường là công cụ cơ bản để thu hút
FDI. Coi nhẹ môi trường sinh thái trong
thu hút FDI…
- Mối quan hệ giảm dần giữa đầu tư và
tăng trưởng; hệ số ICOR tăng và cao so với mức đầu tư tương ứng ở các nước khác
cùng khu vực. Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mặc dù chiếm tỷ
trọng đầu tư lớn.
Những nút thắt nói trên (và ở đây đặc
biệt nhấn mạnh đến một số bất cập trong hoạt động FDI thời gian qua) đang làm
cho mô hình tăng trưởng hiện nay mất dần động lực và sẽ ngày càng trở nên trầm
trọng hơn khi nền kinh tế tiếp tục mở rộng với cách thức như hiện nay.
Về nguồn nhân lực, dù Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong đầu tư cải cách giáo dục, chi ngân sách cho giáo dục khá cao
so với các nước khác trong khu vực. Năm 2009, chi cho giáo dục của Việt Nam là
5,2% GDP, cao hơn Malaixia (5%); Thái Lan: 4%. Mặc dù đã có tiến bộ nhiều nhưng
hệ thống giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và các doanh nghiệp.
Các vấn đề về cơ sở hạ tầng cũng còn
nhiều bất cập khi Chính phủ coi việc phân bổ vốn đầu tư cơ sơ hạ tầng như một
sự bù đắp cho các địa phương tăng trưởng kém, nếu nhìn tổng thể quốc gia, sẽ
gây sự trùng lặp và lãng phí, trì trệ. Hiện trạng kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa
thể đáp ứng để xây dựng và phát triển một nền kinh tế hiện đại.
Về thể chế chính sách, một trong những
thách thức lớn là việc áp dụng các quy định chính sách tùy tiện, chưa thống
nhất giữa các địa phương, bộ, ngành. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nói rằng: các
quy định pháp luật ở cấp trung ương của Việt Nam là tương đối đầy đủ, cấp tiến
so với trình độ phát triển nhưng việc áp dụng các quy định này ở các cấp là
thiếu ổn định, nhất quán, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp, vẫn là “phép
vua thua lệ làng”.
Trên góc độ tổng thể, khi đánh giá mức
độ phát triển của một nền kinh tế, phải căn cứ vào rất nhiều tiêu chí. Trong
trường hợp này, tiêu chí được đưa ra phân tích sẽ là: GDP/người; cơ cấu giáo
dục; cơ cấu lao động chia theo khu vực và năng suất lao động.
Một là,
GDP/người của Việt Nam trong 10 năm qua (2000- 2010) thực tế đã tăng 2,3 lần,
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống còn 2 lần
năm 2008, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giáo dục có
nhiều tiến bộ, thể chế kinh tế thị trường được định hình và phát triển có khả
năng hòa nhập với nền kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu. Việt Nam cũng đã
hoàn thành phần lớn mục tiêu thiên niên kỷ đã cam kêt trước cộng đồng quốc tế
đặt ra cho năm 2010. Tỷ lệ nghèo cả nước theo chuẩn mới năm 2000 là 26,0%, năm
2008 là 13,5%, năm 2010 ước còn dưới 10%... Tuy nhiên, nhìn vào bảng 1 ta thấy: GDP/người của Việt Nam dù có nhiều cải
thiện nhưng đang kém các nước có thu nhập trung bình tại khu vực ASEAN và Trung
Quốc 2 - 3 lần, kém Hàn Quốc 19 lần, kém những nước công nghiệp phát triển hơn
40 lần.
Bảng 1. So sánh GDP của Việt Nam và một số
nước (giá hiện hành năm 2008)
Nước
|
Dân số
(tr người)
|
GDP(Tỷ USD, giá hh)
|
GDP/
người
(USD)
|
Chênh
lệch (GDP/người; lần)
|
Việt Nam
|
86,3
|
89,8
|
1.040
|
1
|
Mỹ
|
304,4
|
14.264
|
46.859
|
45
|
Nhật
|
127
|
4.923
|
38.559
|
37
|
Anh
|
61,1
|
2.674
|
43.785
|
42
|
Pháp
|
62
|
2.865
|
46.015
|
44
|
Đức
|
82
|
3.667
|
44.660
|
43
|
Úc
|
21
|
1.010
|
47.440
|
46
|
Singapo
|
4,6
|
181,9
|
38.972
|
37
|
Hàn Quốc
|
48
|
947
|
19.504
|
19
|
Malaixia
|
27,2
|
222,2
|
8.140
|
8
|
Thái Lan
|
66,4
|
273,2
|
4.115
|
4
|
Indonexia
|
227,8
|
511,7
|
2.246
|
2
|
Philippines
|
90,3
|
168,5
|
1.865
|
2
|
Trung Quốc
|
1.327,6
|
4.401,6
|
3.315
|
3
|
Nguồn: Số liệu phân tích của IMF năm 2009
Hai là, chỉ tiêu cơ cấu GDP,
cơ cấu lao động chia theo khu vực của Việt Nam còn thua kém xa so với mức bình
quân chung của khu vực và chỉ tương đương với các nước NIEs cách đây 30-40 năm. Riêng
về cơ cấu lao động, mặc dù Việt Nam đã đạt tới điểm ngoặt về chuyển dịch cơ cấu
lao động - tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông - lâm nghiệp giảm đi, nhưng
vẫn chưa đến ngưỡng 50% là thời điểm các kinh tế gia xem là quá trình CNH thực
sự bắt đầu.
Ba là,
về vấn đề năng suất lao động Việt Nam, tuy đã có cải thiện nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2008,
năng suất lao động đạt 10,9 triệu đồng/ lao động, tăng 33,3% so với năm 2000,
nhưng so với các nước trong khu vực là còn thấp. Năm 2007, năng suất lao động
của Việt Nam là 1546 USD/ Lao động. Trong khi đó năng suất lao động của Trung
Quốc cao gấp 2,6 lần, Thái Lan gấp 4,3 lần; Philipines gấp 2,5 lần. Tốc độ tăng
năng suất lao động của Việt Nam từ 2005 đến 2007 là gần 138%, trong khi tốc độ
tăng cùng kỳ của Trung Quốc gần149%; TháiLan:173%; Indonexia:148,5%; Philippin:
143,6%..
Thứ tự trong bảng xếp hạng NLCT toàn cầu của
WEF cho thấy Chỉ số NLCT (Global Competitiveness Index - GCI) của Việt Nam
không những tụt hạng theo thời gian, chậm được cải thiện so với các quốc gia
khác trên thế giới mà còn tụt hạng so với chính bản thân chúng ta. Điểm số xếp
hạng NLCT tổng hợp 3 năm gần đây của Việt Nam không những không tăng mà còn
giảm. Năm 2009, trong 12 nhóm nhân tố trụ cột thể hiện năng suất và NLCT quốc
gia đều có điểm số đạt dưới mức trung bình ngoại trừ tiêu chí giáo dục tiểu học
và y tế. Kết quả này cho chúng ta thấy những nỗ lực nhằm nâng cao NLCT của
chúng ta chưa đủ nhiều để có thể giúp chúng ta cải thiện về thứ hạng (bảng2).
Bảng 2. Việt Nam trong bảng xếp hạng NLCT toàn cầu
(2008- 2010)
Các chỉ số xếp hạng của WEF(GIC)
|
Thứ hạng
|
Điểm(1-7)
|
GIC 2008- 2009 (134 nước xếp hạng)
GIC 2009 – 2010 (133 nước xếp hạng)
GIC 2010- 2011 (139 nước xếp hạng)
|
70
75
59
|
4.3
4.0
4.1
|
Các
chỉ số cơ bản
1. Thể chế
2. Hạ tầng cơ sở
3. Môi trường kinh tế vĩ mô
4. Chăm sóc sức khỏe và GD tiểu học
|
74
74
83
85
64
|
4.4
3.8
3.6
4.5
5.7
|
Các
chỉ số phản ánh hiệu quả nâng cao
5. GD và đào tạo bậc cao
6. Hiệu quả thị trường hàng hóa
7. Hiệu quả thị trường lao động
8. Sự phát triển thi trường tài chính
9. Năng lực công nghệ
10. Quy mô thị trường
|
57
93
60
30
65
65
35
|
4.2
3.6
4.2
4.8
4.2
3.6
4.6
|
Đổi
mới và công nghệ cao
11. Kinh doanh công nghệ cao
12. Đổi mới
|
53
64
49
|
3.7
4.0
3.4
|
Nguồn: Báo cáo NLCT toàn cầu của
WEF năm 2010- 2010, tr.346
Nhận định của các chuyên gia đều cho
rằng: Một số yếu tố cấu thành nên chỉ số
NLCT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả và năng suất của nền kinh tế thì lại
là những nhân tố bị WEF cho điểm thấp nhất, bao gồm: 1. Khả năng tiếp cận vốn;
2. Ổn định kinh tế vĩ mô (lạm phát & ổn định chính sách); 3. Lao động có
đào tạo; 4. Cơ sở hạ tầng…Đây chính là những rào cản cản bước Việt Nam trên con
đường tiến tới thịnh vượng. Các nhân
tố yếu kém làm chỉ số NLCT thấp thì đồng thời cũng là các nhân tố làm cản trở
tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, tại thời điểm năm 2010,
Việt Nam được đánh giá là đã thoát khỏi tình trạng “đang phát triển thu nhập
thấp” và chuyển sang một trạng thái chất lượng phát triển mới, cao hơn: ‘‘nước
đang phát triển thu nhập trung bình’’, nhưng là ở mức thấp nhất của bậc này.
Trạng thái chất lượng này tương đương với trình độ:
- Hoàn thành bước chuyển từ xã hội nông
nghiệp truyền thống, khép kín, sang xã hội công nghiệp, mở cửa hội nhập toàn
diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Trong nền kinh tế, các cân đối vĩ mô
giữa sản xuất - tiêu dùng, tích lũy - tiêu dùng sẽ có thay đổi về chất để bước
sang trình độ sản xuất mở rộng bền vững, tạo cơ sở chuyển từ mô hình “trọng
cung” sang “trọng cầu”, thay đổi tư duy về CNH.
3.
Nền tảng NLCT của Việt Nam
Các yếu tố của NLCT vĩ mô thường do chính
phủ kiểm soát và tác động. Năm 2009, Việt nam đứng thứ 92 trong tổng số 134
nước xếp hạng về NLCT vĩ mô, tức là xếp dưới 70% số nước tham gia xếp hạng, chỉ
cao hơn Philipines và Campuchia và thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực ASEAN
cũng như Trung Quốc. Nhóm chỉ số về hạ tầng xã hội thì đạt được ở mức trung
bình của bảng xếp hạng (xếp thứ 72) và không thua kém nhiều so với một số nước
có thu nhập bình quân cao hơn như Thái Lan, Ấn Độ…
Bức tranh vĩ mô của nền kinh tế Việt
Nam so với một số nước trong khu vực đang cho thấy sự bất ổn này là rất đáng lo
ngại. Cán cân ngân sách tổng thể của Việt Nam thâm hụt cao nhất khu vực và là
con số âm khá lớn so với GDP (- 5,8%). Trong khi đó con số này của Trung Quốc
chỉ là -0,9%; Thái Lan: -1,1% ; Philipines: -2,1%... Tốc độ tăng cung tiền,
tăng dư nợ tín dụng, tỷ lệ vốn FDI so với GDP cao nhất nhưng dự trữ ngoại hối
lại thấp nhất… đang trở thành các nhân tố góp phần làm cho tốc độ lạm phát ở
mức 2 con số và cao nhất trong bảng so sánh (bảng
3.6). Nợ nước ngoài của Chính phủ
cao, rủi ro vỡ nợ là có. Thị trường chứng khoán trong thời gian 2 năm 2009 -
2010 suy giảm mạnh. Thâm hụt ngân sách nặng nề, nhập siêu dẫn tới thâm hụt tài
khoản vãng lai, dự trữ ngoại tệ mỏng nên lạm phát luôn là vấn đề mà Chính phủ
phải quan tâm giải quyết hàng đầu. Trong vòng 5 năm (2006 - 2010), tính cộng
dồn lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%.Theo East Asian Bureau of Economic Research,
bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã làm suy yếu tính cạnh tranh và Nam không chỉ là một xáo động ngắn hạn mà
thực sự là một vấn đề nghiêm trọng bắt nguồn từ sự thiếu hụt về nỗ lực mang
tính chiến lược.
Bảng 3. Chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam
so với một số nước (2004- 2009)
Nước
Chỉ số
|
Việt
Nam
|
Trung
Quốc
|
Indonexia
|
Malaixia
|
Philipin
|
Thái
Lan
|
Chính sách tài khóa (% GDP)
- Cán cân ngân sách
- Tổng thu Ng. sách
- Tổng vốn đầu tư
- Nợ công
|
-5,8
26,8
36,2
46,9
|
-0,9
18,4
40
20,1
|
-0,9
17,9
22,6
39,1
|
-4,3
21,6
22,2
43,8
|
-2,1
15,5
17,7
64,7
|
-1,1
18,3
22,3
43,8
|
Chính sách tiền tệ (tăng % /năm)
- Tăng cung tiền (M2)
- Tăng dư nợ T. Dụng
|
32,2
37
|
19,4
15,7
|
14,5
12,4
|
15,1
8,1
|
12,3
7,1
|
7
4,4
|
Cán cân thanh toán
- Cán cân tài khoản vãng lai (%
GDP)
- FDI thuần (% GDP)
- Dư nợ ngoại hối (tháng nhập
khẩu)
|
-5,7
6,8
3,5
|
7,7
3
18,9
|
1,4
1,6
7,9
|
15,5
3,4
7,9
|
3,5
1,6
6,9
|
2,2
3,8
7,5
|
Tăng trưởng, lạm phát(%)
- Tốc độ tăng trưởng
- Tốc độ lạm phát
|
7,4
10,2
|
11
2,9
|
5,5
8,4
|
4,5
2,7
|
4,7
5,8
|
3,5
3,1
|
Nguồn: Theo Báo cáo NLCT Việt Nam 2010,
trang 71
4. Kết luận và một vài gợi ý chính sách
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi để cố
gắng vươn lên bắt kịp các nước có thu nhập trung bình và cao. Nhưng những nỗ lực
hiện nay nhằm nâng cao NLCT là chưa đủ. Nền tảng NLCT của Việt Nam chỉ mới đang
dừng ở mức khai thác các lợi thế so sánh sẵn có để hội nhập, mà chưa tạo dựng
được lợi thế cạnh tranh một cách có hệ thống. NLCT vĩ mô chưa đáp ứng được yêu
cầu cho bước phát triển cao hơn. Những nỗ lực riêng lẻ để nâng cao NLCT vi mô
đã có nhưng chưa đủ, chưa có sự phối hợp đồng bộ với một thứ tự ưu tiên thích
hợp để thực sự có hiệu quả. Nói chung, Việt Nam đang thiếu một cách tiếp cận
chiến lược trong nâng tầm các nền tảng của NLCT để khai mở tận lực và kích hoạt
các yếu tố nền tảng của NLCT từ đó đề ra một lộ trình thích hợp cho việc nâng
cao NLCT của nền kinh tế Việt Nam.
Để nâng cao NLCT, hiện nay Việt Nam
cần chuyển dịch từ mô hình tăng trưởng dựa trên lao động giá rẻ và đầu tư vốn
lớn hiện nay sang dựa trên năng suất và sức cạnh tranh. Nhưng do thực lực còn
hạn chế nên phải đăt trọng tâm vào việc tuân thủ 3 nguyên tắc chỉ đạo:
Một
là, thay vì chuyển dịch đồng loạt trên tất cả các lĩnh vực sang kinh tế
định hướng thị trường là cách tiếp cận chính sách có chọn lọc nhằm nâng cao
năng suất.
Hai
là, vai trò của Chính phủ chuyển từ kiểm soát một nền kinh tế đang chuyển
đổi sang xây dựng lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế thị trường.
Ba
là, từ chỗ khu vực kinh tế Nhà nước và FDI giữ vai trò chi phối sang sự kết
hợp do thị trường điều chỉnh giữa doanh nghiệp tư nhân, kinh tế Nhà nước và
FDI.
Dựa trên 3 nguyên tắc này, nhiệm vụ chính
của chiến lược nâng cao NLCT phải là điều chỉnh chính sách để bình ổn vĩ mô nền
kinh tế đồng bộ với gỡ các nút thắt vi mô, tạo một sự hài hòa tổng thể để nâng
cao NLCT quốc gia và của nền kinh tế dựa trên 3 nguyên tắc chỉ đạo chính là (i)
Từ sự chuyển dịch đồng loạt trên tất cả các lĩnh vực sang kinh tế định hướng
thị trường thành cách tiếp cận chính sách có chọn lọc nhằm nâng cao năng suất của
nền kinh tế, tạo nền tảng vững bền cho NLCT: (ii) Chuyển vai trò của Chính phủ
từ chỗ kiểm soát nền kinh tế sang vai trò dẫn dắt để xây dựng lợi thế cạnh
tranh cho một nền kinh tế thị trường; (iii) Chuyển dịch vai trò của các bộ phận
trong nền kinh tế, đưa khu vực kinh tế Nhà nước kết hợp với kku vực có vốn FDI
và kinh tế tư nhân thành thế trận tương xứng hài hòa do thị trường điều tiết
trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
CHÀO BẠN! NẾU CÓ THẮC MẮC HOẶC ĐÓNG GÓP, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI RẤT VUI VÌ BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!