Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, ĐẢM BẢO DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


PGS,TS. ĐOÀN THỊ MINH OANH
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1. Yêu cầu khách quan về kiểm soát quyền lực nhà nước
Trên nền tảng kinh tế-xã hội tạo lập sau hơn 25 năm đổi mới, bước đầu Việt Nam đã xác lập được những phương thức, phương tiện cơ bản, chính yếu để phát triển đất nước theo hướng văn minh, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và những giá trị phổ quát của thời đại ngày nay, đó là: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước pháp quyền, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện công bằng xã hội trong từng bước phát triển... Tuy nhiên, cũng trong quá trình đổi mới đất nước, đã bộc lộ những bất cập, hạn chế trên nhiều lĩnh vực – điều đó đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện những “bộ công cụ”, những phương tiện xây dựng, phát triển xã hội; trong đó, việc xác lập được những nguyên tắc cơ bản - “bộ khung thép” trong quản trị xã hội là yếu tố cơ bản, tiền đề.

MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


TS. Nguyễn Thị Thìn
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Để xác định được ứng xử tối ưu trong một thế giới nhiều biến động như hiện nay, bất cứ việc đưa ra một quyết sách nào của Việt Nam cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế  cũng đều phải căn cứ vào vị trí của mình trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) toàn cầu, xác định rõ mô hình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia và chất lượng tăng trưởng để thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa mô hình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh kinh tế, tham gia vào nền kinh tế thế giới với tư cách tích cực, chủ động, với một tầng thứ ngày một cao hơn.

TÍNH TÍCH CỰC CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN NAY


PGS,TS. ĐOÀN THỊ MINH OANH
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Sự nghiệp đổi mới với nội dung trọng tâm phát triển kinh tế - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp cách mạng toàn diện của toàn dân và yêu cầu đặt ra là toàn dân được thụ hưởng thành quả của sự phát triển đất nước. Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: Dân là chủ và dân làm chủ. Quá trình này hướng trực tiếp vào dân chủ hóa kinh tế và dân chủ chính trị trong đời sống xã hội. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một khâu then chốt của toàn bộ quá trình dân chủ hóa xã hội. Ở nông thôn, đây là quá trình thực hiện và phát triển dân chủ từ cơ sở làng xã, đảm bảo quyền dân chủ và làm chủ của nông dân - nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

NGĂN CHẶN THA HÓA ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT


TS. Nguyễn Thị Thu Hường
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. “Cán bộ chủ chốt” là bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp có thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nhu cầu của tổ chức, song cán bộ chủ chốt là những bộ phận quan trọng, là những hạt nhân trong tập thể cán bộ. Nói  cách khác, trong đội ngũ cán bộ nói chung, “cán bộ chủ chốt” là gốc của của công việc, là lực lượng nòng cốt, là nhân tố quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức Đảng và Nhà nước. Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu một ngành, một địa phương, một đơn vị công tác, sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị ở đó, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo cán bộ công chức của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Cán bộ chủ chốt bao gồm cán bộ lãnh đạo từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, từ cấp vĩ mô cho tới vi mô.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

THỜI ĐẠI KINH TẾ TRI THỨC VÀ VIỆC TƯ DUY LẠI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC


                           PGS.TS. Phí Mạnh Hồng
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong kinh tế học hiện đại, có sự thừa nhận chung rằng, những thất bại thị trường chính là cơ sở dẫn đến những hành vi can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Sự can thiệp này có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc tạo lập một môi trường pháp lý chung – như là sự cung cấp một loại hàng hóa công, nhằm bảo đảm cho các giao dịch thị trường có thể tiến hành thuận lợi, hiệu quả cho đến các chương trình phân phối lại nhằm mục tiêu công bằng. Tuy vậy, với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, việc sản xuất và sáng tạo của cải của loài người được đặt trên những nền tảng mới. Nền kinh tế đang dần được vận hành theo những nguyên lý mới. Điều này không thể không làm biến đổi chính các nguyên lý thị trường lẫn những thất bại của nó. Trong khi kinh tế thị trường chưa biến mất, Nhà nước vẫn tiếp tục tương tác với thị trường như một thể chế bổ sung, tối cần thiết, thì những thay đổi trong các thất bại thị trường sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong vai trò can thiệp của Nhà nước.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

HỘI NHẬP KINH TẾ CUỘC TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM


   TS. Nguyễn Thị Thìn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa toàn cầu hoá kinh tế với sự hội nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới như một tất yếu khách quan.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở một quốc gia là quá trình “mở cửa” nền kinh tế. Một trong hai mặt của lộ trình hội nhập là đưa nền kinh tế nước đó tham gia tích cực vào cạnh tranh quốc tế, thiết lập mối quan hệ kinh tế trên cơ sở các quy luật của nền kinhh tế thị trường.
Đối với Việt Nam, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự tham gia vào dòng chảy lịch sử một cách tích cực để phát triển, vừa có được cơ hội, vừa phải đương đầu với những thách thức của cạnh tranh trên con đường đi tới.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

CHỐNG ĐÓI NGHÈO TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC


TS. Đào Thị Bích Hồng
Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI hơn một thập niên, nhưng đói nghèo vẫn là một thách thức lớn, mang tính cấp bách toàn cầu. Ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển cao vẫn còn không ít những bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ. Đối với mỗi quốc gia, đói nghèo là một cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất ổn về chính trị - xã hội. Tình trạng đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề xã hội. Vì thế, trong quá trình phát triển, tất cả các quốc gia đều hết sức quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

VỀ ĐỜI SỐNG CỦA MỘT BỘ PHẬN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


PGS,TS. Đoàn Thị Minh Oanh     
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiến hành CNH là bước đi tất yếu của hầu hết các quốc gia với mục tiêu đạt tới sự phát triển hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ, Việt Nam xác định đây không chỉ là quá trình mang tính kinh tế thuần túy, mà còn mang đậm tính xã hội, thể hiện qua mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị, mà kết quả dễ nhận biết nhất là bảo đảm việc làm, thu nhập, đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh cho người lao động. Tuy nhiên, đạt mục tiêu đó quả không hề đơn giản. Đời sống của giai cấp công nhân – lực lượng chủ chốt của CNH, HĐH vẫn còn rất nhiều bất cập. Luận bàn về “mặt trái của tấm huy chương” chính là phương cách cần thiết để đi tới giải pháp một cách chuẩn xác.

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC



TS. Nguyễn Thị Thu Hường
Đại học Quốc gia Hà Nội
CNH, HĐH là con đường phát triển tất yếu của những quốc gia lạc hậu muốn đạt tới trình độ phát triển hiện đại. Trên con đường ấy, tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Xuất phát điểm của đất nước càng thấp bao nhiêu, thì trở lực càng lớn bấy nhiêu. Trong điều kiện đó, một bộ máy lãnh đạo có năng lực, có tầm nhìn chiến lược, nhiệt tâm cống hiến là điều kiện quan trọng hàng đầu đưa đất nước vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, thực hiện thành công CNH, HĐH đất nước. Bộ máy ấy có được sức mạnh lãnh đạo và quy tụ nhân dân, nếu như có được đội ngũ cán bộ chủ chốt tinh túy, “vừa hồng, vừa chuyên”. Tuy nhiên, một hiện thực không thể không công nhận là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp vẫn còn rất nhiều bất cập, hạn chế, nhất là năng lực. Vậy, đó là những yếu kém gì? Giải pháp nào khắc phục tình trạng này?

NHỮNG THÁCH THỨC GAY GẮT ĐỐI VỚI VIỆT NAM SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU


GS.TS. Đỗ Thế Tùng
Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi đầu ở nước Mỹ từ giữa năm 2007, đạt đỉnh điểm vào tháng 10 năm 2008, và ảnh hưởng đến hầu hết mọi nước với những mức độ khác nhau. Cuộc khủng hoảng này cũng gây cho nước ta nhiều khó khăn, nhưng hậu quả chưa đến mức trầm trọng. Song dự báo: sau khi thế giới thoát khỏi khủng hoảng, sẽ có nhiều thách thức gay gắt đặt ra cho Việt Nam.
          C.Mác đã từng chỉ rõ: khủng hoảng tuy có sức phá hoại lớn nhưng lại là khởi điểm cho một chu kỳ phát triển mới cao hơn, vì người ta sẽ đổi mới tư bản cố định, đổi mới công nghệ, tái cấu trúc cơ cấu kinh tế vv…
          Joseph Schumpeter, một nhà kinh tế học tại Đại học Havard (Mỹ) gọi khủng hoảng chu kỳ là "một sự phá hủy sáng tạo", sau mỗi cuộc khủng hoảng lớn đều có bước phát triển đột phá của lực lượng sản xuất thế giới, đồng thời xuất hiện những thể chế kinh tế mới.